Cho đến năm 1965 các nỗ lực phối hợp để phá vỡ sự nắm giữ của chính quyền về việc tước đoạt quyền bỏ phiếu đã diễn ra một thời gian, nhưng kết quả nói chung đạt được rất khiêm tốn và ở vài khu vực đã chứng minh là hầu như không có hiệu quả toàn diện. Việc sát hại những người ủng hộ quyền bỏ phiếu ở Philadelphia và Mississippi, đã tạo được sự chú ý toàn quốc, cùng với nhiều hành động bạo lực và khủng bố khác. Cuối cùng, việc tấn công không có sự khiêu khích vào Ngày 7 Tháng Ba, 1965, bởi quân đội của chính quyền vào các cuộc diễn hành ôn hòa đi qua Cầu Edmund Pettus ở Selma, Alabama, hướng tới thủ phủ tiểu bang ở Montgomery, đã thuyết phục Tổng Thống và Quốc Hội vượt qua sự chống đối của các nhà lập pháp ở Miền Nam để thông qua việc lập pháp về quyền bỏ phiếu. Tổng Thống Johnson đã ban hành một lệnh về luật cho quyền bỏ phiếu tích cực và các buổi điều trần đã bắt đầu ngay sau đó về dự luật mà sẽ trở thành Đạo Luật về Quyền Bỏ Phiếu.
Quốc Hội đã khẳng định rằng các luật liên bang hiện có về việc chống phân biệt đối xử là không có hiệu quả để vượt qua sự chống đối bởi các viên chức tiểu bang khi thực thi Tu Chính Án thứ 15. Các buổi điều trần về lập pháp cho thấy rằng các nỗ lực của Bộ Tư Pháp để loại bỏ cách thực hiện bầu cử phân biệt đối xử trên cơ sở từng trường hợp một thông qua các vụ kiện đã không thành công trong việc đưa ra quy trình ghi danh; ngay khi một cách thực hiện về phân biệt đối xử hoặc quy trình được chứng minh là không hợp hiến và bị ra lệnh cấm, một trường hợp mới sẽ thay thế vào chỗ đó và việc kiện tụng phải bắt đầu lại từ đầu.
Tổng Thống Johnson đã ký duyệt theo kết quả của việc lập pháp để ban hành luật vào Ngày 6 Tháng Tám, 1965. Đoạn 2 của Đạo Luật, tuân thủ sát theo tu chính án thứ 15, áp dụng trên toàn quốc để cấm việc chối bỏ hoặc hạn chế quyền bỏ phiếu dựa trên cơ sở của việc kiểm tra khả năng biết đọc viết trên toàn quốc. Trong các điều khoản khác, Đạo Luật bao gồm sự thực thi các điều khoản đặc biệt tập trung vào các khu vực trong nước nơi mà Quốc Hội cho rằng các rủi ro về phân biệt đối xử là lớn nhất. Theo Đoạn 5, các khu vực có thẩm quyền pháp lý được bao gồm trong các điều khoản đặc biệt sẽ không được áp dụng bất kỳ sự thay đổi nào về bỏ phiếu cho đến khi Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ hoặc Tòa Án Địa Hạt Liên Bang Hoa Kỳ cho Thủ Phủ Washington, DC khẳng định rằng sự thay đổi này không có mục đích phân biệt đối xử và sẽ không có ảnh hưởng về sự phân biệt đối xử. Thêm vào đó, Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp có thể chỉ định một quận được bao gồm trong các điều khoản đặc biệt trong việc chỉ định một thẩm tra viên liên bang để xem xét các tiêu chuẩn của những người muốn ghi danh bỏ phiếu. Hơn nữa, ở những quận có thẩm tra viên liên bang hỗ trợ, Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp có thể yêu cầu rằng những người quan sát của liên bang theo dõi các hoạt động ở nơi bỏ phiếu trong quận.
Quận Orange phải cung cấp sự hỗ trợ song ngữ bằng tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung Hoa, tiếng Đại Hàn và tiếng Việt để tuân thủ theo luật liên bang. Việc xác định để cung cấp tài liệu cho phiếu bầu và hỗ trợ cho các ngôn ngữ này đã được ban hành năm 2002 và được thực hiện theo cách sử dụng dữ liệu của Thống Kê Hoa Kỳ năm 2000 theo các hướng dẫn được nêu rõ trong Đoạn 203 của Đạo Luật về Quyền Bỏ Phiếu.
Các nguồn bổ sung: